Đặc điểm khí hậu Đồng Nai thông qua các chỉ số thời tiết trong năm

Khí hậu tỉnh Đồng Nai có những nét đặc trưng tương phản nhau rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô. Cùng Vnbaolut.net tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm khí hậu Đồng Nai cũng như những thông tin bổ ích khác về những điều kiện tự nhiên nơi đây.

Tổng quan đặc điểm khí hậu Đồng Nai

Dưới đây là những điểm đặc trưng về đặc điểm khí hậu Đồng Nai thông qua các chỉ số thời tiết cụ thể:

Đặc điểm khí hậu Đồng Nai
Đặc điểm khí hậu Đồng Nai

Đồng Nai thuộc vùng khí hậu nào?

Đặc điểm khí hậu Đồng Nai mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Thời tiết tại địa phương này được chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô với những đặc điểm khác nhau rõ rệt.

Nhìn chung, thời tiết tại khu vực tỉnh Đồng Nai thuận lợi để phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh tế với những chỉ số thời tiết ít biến động lớn và đột ngột trong năm.

Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Đồng Nai

Nhiệt độ trung bình năm tại Đồng Nai là 25°C đến 27°C, khá ổn định qua các năm. Hơn nữa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng tại địa bàn tỉnh cũng không đáng kể (chỉ lệch tầm 4,2°C). Rất hiếm khi nơi đây có mức nhiệt thấp hơn 18°C hoặc cao trên 38°C.

Mùa nắng nóng tại Đồng Nai bắt đầu từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5, nhiệt độ vào thời gian này cao, nền nhiệt trung bình ngày luôn trên 34°C. Mùa nóng thường gây ra sự khó chịu, oi bức. Tháng 4 là tháng nóng nhất tại địa phương này, nhiệt độ có thể đạt mức trên 35°C. 

Mùa lạnh tại Đồng Nai sẽ bắt đầu từ giữa tháng 6 đến gần cuối tháng 10, tuy nhiên nền nhiệt trung bình tại khu vực tỉnh thành này vẫn rất cao, ở mức dưới 32°C một chút. Tháng 1 được đo là tháng có thời tiết lạnh nhất trong năm tại tỉnh (21°C nhưng sẽ không duy trì lâu).

Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Đồng Nai
Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Đồng Nai

Lượng mưa trung bình tại Đồng Nai

Đặc điểm khí hậu Đồng Nai còn thể hiện qua chỉ số lượng mưa. Mưa tại địa phương này phân bố khác nhau rõ rệt giữa các khu vực. Phía Bắc có mưa nhiều, lượng mưa trên 2,500mm/ năm. Ngược lại, vùng trung tâm Biên Hòa, Long Thành lượng mưa giảm ít đáng kể, chỉ từ 1,500mm đến 1,800mm. 

Thời gian mưa nhiều trong năm tại Đồng Nai sẽ kéo dài từ cuối tháng 3 đến hết tháng 12. Lượng mưa đổ xuống trong thời gian này dao động từ 13mm đến 143 mm. Cuối tháng 9 và đầu tháng 10 là thời điểm lượng mưa  tập trung nhiều nhất. 

Từ cuối tháng 12 đến hết tháng 3 của năm sau là khoảng thời gian ít mưa tại địa phương này. Lượng nước mưa rất thấp, chỉ từ 2mm đến 13mm. Tháng 2 sẽ là tháng tạnh ráo nhất trong năm.

Độ ẩm không khí khu vực tỉnh Đồng Nai

Nhìn chung, độ ẩm không khí tại Đồng Nai quanh năm tương đối cao, luôn trên 41%. Khoảng thời gian từ tháng 6 đến hết tháng 9, độ ẩm tại địa bàn tỉnh đạt mức bão hòa (100%) kèm theo đó là trời nắng to, bầu không khí vô cùng ngột ngạt, khó chịu.

Tháng 8 tại Đồng Nai là tháng có nhiều ngày oi bức nhất năm. Và nếu muốn tận hưởng khoản thời gian thời tiết Đồng Nai dễ chịu nhất thì hãy ghé thăm nơi đây vào tháng 1, tháng 1 là tháng có số ngày oi bức thấp, khoảng 13,6 ngày/ tháng.

Độ ẩm không khí khu vực tỉnh Đồng Nai
Độ ẩm không khí khu vực tỉnh Đồng Nai

Cùng theo dõi tình hình thời tiết tại Long Khánh và một số khu vực khác thuộc địa bàn tỉnh để nắm được và hiểu rõ hơn về đặc điểm khí hậu Đồng Nai.

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai

Cùng tìm hiểu những điều kiện tự nhiên tại khu vực Đồng Nai

Tài nguyên đất

Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất vô cùng đa dạng, phong phú và phì nhiêu. Tại địa bàn tỉnh có 10 nhóm đất chính. Tuy nhiên, xét theo nguồn gốc và chất lượng của đất thì có thể chia chúng thành 3 nhóm chung như sau:

– Những loại đất hình thành trên đá bazan: đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao. Những loại đất này rất thích hợp cho việc trồng các giống cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cà phê, cao su, tiêu,…

– Những loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám. Những loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp sử dụng để trồng các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ,… cùng một số loài cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như điều.

– Những loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Chất lượng các loại đất này tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng như: lương thực, hoa màu, rau quả,…

Tài nguyên đất
Tài nguyên đất

Tài nguyên nước

Đồng Nai có hệ thống sông: sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Lá Buông, sông Ray, sông Xoài và sông Thị Vải. Những dòng sông này góp phần cung cấp lượng nước dồi dào cho địa bàn toàn tỉnh.

Ngoài ra, Đồng Nai còn có hệ thống nước ngầm với tổng trữ lượng khoảng 5.505.226 m3/ngày. Tuy trữ lượng nước ngầm tại tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng sự phân bố không đều, vào các tháng mùa khô không có mưa cần phải tuân theo quy hoạch khai thác hợp lý.

Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng Đồng Nai có các đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, tài nguyên động thực vật phong phú và đa dạng, nổi trội là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. 

Diện tích các loại rừng tại tỉnh Đồng Nai như sau: rừng đặc dụng 82.795,5 ha; rừng sản xuất 26.646,3 ha; rừng phòng hộ 44.144,2 ha.

Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng

Tài nguyên khoáng sản

Tại Đồng Nai hiện nay đã phát hiện 17 mỏ vàng, điểm quặng và khoáng hoá. Ngoài ra, tại địa bàn tỉnh còn có các loại khoáng sản khác như: Kaolin, đá vôi, sét màu, đá xây dựng, đá ốp lát, cát xây dựng, cát san lấp, Laterit, Keramzit.

Kết luận

Đặc điểm khí hậu Đồng Nai chủ yếu có nền nhiệt cao, lượng mưa nhiều, có các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Ngoài ra, các loại tài nguyên thiên nhiên tại địa bàn tỉnh khá phong phú và đa dạng. Đây chính là tiềm năng để tỉnh khai thác và phục vụ nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.