Biểu hiện suy giảm tầng ozon và các biện pháp khắc phục.

Nguy cơ thủng tầng ozon đang là vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu. Để hiểu hơn về tầng ozon là gì? Nguyên nhân, biểu hiện suy giảm tầng ozon cùng những biện pháp bảo vệ tầng ozon hiệu quả? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tầng ozon là gì?

Tầng ozon có ở sâu trong tầng bình lưu và cách bề mặt trái đất khoảng 15 đến 30km. Tầng ozon bảo vệ sự sống trên toàn trái đất bằng việc hấp thụ tất cả các tia cực tím có hại từ mặt trời chiếu xuống.

Ozon có ký hiệu hóa học là O₃, đây là một dạng oxy tuy nhiên tính chất hóa học sẽ có mùi khó chịu và màu xanh nhạt. Ozon được chia làm hai loại: loại tốt và loại xấu.

  • Ozon tốt: Loại ozon này được tạo ra từ tự nhiên và nằm ở tầng bình lưu phía trên.
  • Ozon xấu: Hay còn được gọi với tên khác là ozon tầng đối lưu, loại ozon này được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa oxit, nitơ và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác.
Tầng ozon là gì?
Tầng ozon là gì?

Những biểu hiện suy giảm tầng ozon 

Sự suy giảm tầng ozon dẫn sự xuất hiện của những lỗ thủng ozon khiến cho sự thâm nhập của tia cực tím vào Trái Đất trở nên dễ dàng. Khi con người chịu tác động bởi những tia cực tím này thì hệ thống miễn dịch sẽ trở nên kém đi, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ dễ bị mắc các loại bệnh như: ung thư da, u ác tính và bệnh về mắt nếu tiếp xúc quá nhiều với tia UV. 

Biểu hiện suy giảm tầng ozon còn có thể tìm thấy ở sự thay đổi của thảm thực vật. Sự thay đổi này chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường mà phải thông qua sự đánh giá về nhiều yếu tố như tốc độ phát triển của thực vật và thành phần dưỡng chất trong chúng,… Bên cạnh đó hệ sinh thái cũng sẽ phải hứng chịu những hậu quả này, sự suy giảm tầng ozon gây ra sự mất cân bằng trong hệ sinh thái biển và sự gia tăng của tia UV làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, sinh sản của những loài sinh vật biển như tôm, cua, mực, cá,…

Ngoài ra, biểu hiện suy giảm tầng ozon còn có thể tìm thấy thông qua sự giảm chất lượng của không khí, lượng bức xạ của tử ngoại UV-B tăng lên sẽ làm gia tăng các phản ứng hoá học dẫn đến hiện tượng ô nhiễm khí quyển. 

Những biểu hiện suy giảm tầng ozon
Những biểu hiện suy giảm tầng ozon

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tầng ozon là gì?

Tầng ozon bị suy giảm và thủng nguyên nhân bắt nguồn từ chính các hoạt động trong tự nhiên và hoạt động nhân tạo. 

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tầng ozon là gì?
Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tầng ozon là gì?
  • Về tự nhiên, sự thay đổi khoảng cách của gió, mặt trời và tầng bình lưu đã làm ảnh hưởng, suy giảm tầng ozon. Thế nhưng sự tác động này sẽ không quá nhiều, nó chỉ chiếm từ 1 đến 2% và cũng chỉ được coi là những ảnh hưởng tạm thời.
  • Về nhân tạo, nguyên nhân chính gây suy giảm và thủng tầng ozon là đến từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo hàng loạt các nhà máy và khu công nghiệp ra đời. Vì đó mà một lượng khí thải (nito, metan, co2,…) cực lớn từ quá trình sản xuất sẽ xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Đây đều là những chất dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng, theo thời gian lâu dài sẽ khiến xảy ra các hiệu ứng nhà kính và làm thủng tầng ozon nghiêm trọng.

Tác hại của việc suy giảm tầng ozon

Tầng ozon bị suy giảm gây ra những hệ lụy vô cùng tiêu cực đến con người, động – thực vật cũng như các hệ sinh thái biển.

Đối với con người

Như đã đề cập, tầng ozon suy giảm và thủng sẽ đồng nghĩa với việc những tia cực tím độc hại từ mặt trời sẽ chiếu trực tiếp xuống Trái Đất. Con người tiếp xúc nhiều với các tia cực tím này sẽ làm phá vỡ hệ, suy giảm miễn dịch, từ đó dễ dàng mắc phải những loại bệnh nguy hiểm như ung thư, u ác tính, bệnh về mắt, cháy nắng, lão hóa nhanh,…

Đối với động – thực vật

Khi các loại thực vật bị ảnh hưởng bởi các tia cực tím thì lá cây sẽ nhanh chóng bị hư hại và cản trở quá trình quang hợp của cây cối. Từ đó, làm giảm năng suất trồng trọt, hiện tượng cây cối chết hàng loạt và mất mùa sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Còn đối với các loài động vật trong tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng lớn về mặt sinh sản và phát triển, đặc biệt là đối với những loài động vật quý hiếm.

Đối với hệ sinh thái biển

Các tia bức xạ UV chiếu từ mặt trời qua các lỗ thủng tầng ozon xuống thẳng trái đất sẽ làm ảnh hưởng lớn đến các giai đoạn phát triển của những loài sinh vật biển như tôm, cua, cá, mực,… 

Tác hại của việc suy giảm tầng ozon
Tác hại của việc suy giảm tầng ozon

Các biện pháp bảo vệ tầng ozon

Để bảo vệ và góp phần ngăn chặn tình trạng suy giảm tầng ozon, trước tiên mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo về vấn đề vệ môi trường. Đồng thời, tích cực thực hiện các biện pháp hiệu quả dưới đây:

  • Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, ít tiêu hao điện năng.
  • Giảm tối đa việc sử dụng những loại thuốc hóa học như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại hóa chất khác,…
  • Sử dụng các phương tiện công cộng, an toàn cho môi trường như xe bus điện, xe máy điện, xe đạp,… để bảo vệ môi trường tốt hơn.
  • Phát hiện, xử lý nghiêm các nhà máy và khu công nghiệp có hành vi xả các loại chất thải độc hại ra môi trường.
  • Thay thế việc sử dụng túi nilon bằng túi vải, túi giấy, túi lá,…. 
  • Đổ rác, xử lý rác thải đúng cách
Các biện pháp bảo vệ tầng ozon
Các biện pháp bảo vệ tầng ozon

Kết luận

Trên đây, Vnbaolut đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về vấn đề suy giảm tầng ozon và những biện pháp khắc phục tình trạng đó. Để có thể theo dõi những thông tin bổ ích khác, hãy theo dõi ngay trang web của chúng tôi nhé!